- Công dụng:
Dự phòng tình trạng thiếu hụt vitamin A và vitamin D có thể dẫn đến các bệnh còi xương, khô mắt, quáng gà. - Cách dùng:
Dùng đường uống - Tác dụng phụ:
Vitamin A
Khi dùng liều cao và kéo dài gây quá liều vitamin A với các triệu chứng sau: mệt mỏi, dễ bị kích thích, sốt, gan lách to, chán ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, tăng calci huyết, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp, ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài.
Vitamin D3
Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra cường vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci. Một số trẻ nhỏ có thể tăng phản ứng với một lượng nhỏ vitamin D.
Lượng vitamin D gây cường vitamin D thay đổi nhiều từ người này đến người khác. Thông thường, người có chức năng cận giáp bình thường và nhạy cảm bình thường với vitamin D uống liên tục 50.000 đơn vị vitamin D/ngày hoặc nhiều hơn hàng ngày, có thể bị nhiễm độc vitamin D. Cường vitamin D đặc biệt nguy hiểm đối với những người dùng digitalis, vì độc tính của các glycosid tim tăng lên khi có calci huyết.
Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu. Tăng calci máu có cường vitamin D là do tăng đơn thuần nồng độ trong máu của 25 – OHD rất cao, còn nồng độ của PTH và calcitriol trong huyết tương đều giảm.
Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như sau:
– Thường gặp: mệt, ngủ gà, khô miệng, vị kim loại, chán ăn, buồn nôn, chuột rút ở bụng, tiêu chảy, táo bón, ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, dễ bị kích thích.
– Ít gặp: giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận, sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch, cơn co giật.
– Hiếm gặp: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, tăng calci niệu, phosphat niệu, albumin niệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST, ALT. Giảm nồng độ men phosphat kiềm trong huyết thanh.
– Khác: rối loạn điện giải, nhiễm toan nhẹ. - Tương tác thuốc:
Vitamin A
Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A.
Các thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.
Vitamin A và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
Vitamin D3
Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid vì có thề dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời.
Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital hoặc phenytoin.
Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D.
Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính cùa glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim. - Chống chỉ định:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tăng calci máu hoặc nhiễm độc vitamin D.
Người bệnh thừa vitamin A.
V | V1, V2 |
---|
Sản phẩm tương tự
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG