- Chỉ định:
Người lớn: Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt, như thiếu máu nhược sắc trong khi mang thai và cho con bú, thiếu máu do mất máu mãn tính hay cấp tính, do ăn kiêng, bệnh chuyển hóa hay phục hồi sau phẫu thuật. Phối hợp IPC – acid folic thích hợp để bổ sung sắt và folic cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và trong thời kỳ mang thai.
Trẻ em: Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt do mất máu mãn tính hay cấp tính, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh chuyển hóa. - Cách dùng:
Nên nhai hay uống viên Saferon sau khi ăn để có tác dụng tốt nhất. - Tác dụng phụ:
IPC:Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm: đau thượng vị, vị kim loại, buồn nôn hoặc nôn, khó chịu thượng vị,táo bón, tiêu chảy, phân đen, đôi khi thay đổi màu răng. Do IPC cung cấp sắt ở dạng không ion hóa, nó ít gây kích ứng dạ dày hơn các muối sắt vô cơ.
Acid folic: Acid folic được dung nạp tốt hiếm khi có rối loạn tiêu hóa và phản ứng quá mẫn. - Tương tác thuốc:
IPC:
Vì sắt trong IPC ở dạng liên kết phức hợp nên các tương tác giữa ion sắt với các thành [Mn của thức ăn (như phytin, oxalat, tannin, v.v…) và các thuốc uống cùng khác (tetracyclin, các thuốc kháng acid) ít xẩy ra. Như các thuốc chứa sắt khác, IPC cung có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. IPC không được uống trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc sau: tetracyclin, fluoroquinolon, chloramphenicol, cimetidine, levodopa, levothyroxin, methyl dopa, penicillamina.
Các thuốc kháng acid gắn kết có thể tách ra được với IPC trong khoảng pH 3 đến 8, khác với các muối sắt vô cơ là gắn kết bền vững không tách được; nhưng các thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu IPC. Không được dùng thuốc kháng acid trong vòng 2 giờ sau khi dùng IPC. Không thấy có tương tác giữa các hormon và IPC (giống như các thuốc chứa sắt thông thường).
Acid folic:
Tình trạng thiếu acid folic có thể gây ra bởi một số thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống lao, rượu, các thuốc kháng acid folic như methotrexat, pyrimethamin, triamteren, trimethoprim và sulfonamide. Trong một số trường hợp như khi dùng thuốc chống động kinh và methotrexat, có thể cần trị liệu bằng acid folinic hay acid folic để phòng ngừa xuất hiện thiếu máu hồng cầu to. Bổ sung acid folic đã được báo cáo làm giảm nồng độ phenytoin huyết thanh ở một vài trường hợp, và có thể cũng xảy ra với các thuốc barbiturat dùng chống động kinh. - Chống chỉ định:
Các bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu tán huyết, rối loạn tạo hồng cầu, giảm sản tủy xương).
Thừa sắt.
SS | SS1 |
---|
Sản phẩm tương tự
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG