- Công dụng: (Chỉ định)
Bổ sung kẽm vào chế độ ăn trong các trường hợp:
Bệnh còi xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em.
Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
Chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc kiêng ăn.
Nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
Tiêu chảy cấp và mãn tính.
Điều trị thiếu kẽm:
Thiếu kẽm nhẹ và vừa trong các trường hợp:
Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa.
Rối loạn đường tiêu hóa.
Khó ngủ, mất ngủ, trẻ khóc đêm, suy nhược, nhức đầu.
Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, da.
Khô da vết thương chậm lành (bỏng, lở loét do nằm lâu).
Khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
Thiếu kẽm nặng: được đặc trưng bởi các tổn thương da điển hình trong bệnh viêm ruột, da đầu chi, dầy sừng, hói, loạn dưỡng móng (mỏng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt, viêm quanh lỗ tự nhiên (hậu môn, âm hộ cùng với tiêu chảy). - Liều dùng:
Liều bổ sung dinh dưỡng:
Trẻ em 6 – 12 tháng ½ gói/ngày.
Trẻ em 1 – 3 tuổi ½ đến 1 gói/ngày.
Trẻ em 3 – 10 tuổi 1 gói/ngày.
Trẻ em > 10 tuổi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 gói.
Liều điều trị:
Theo hướng dẫn của bác sỹ:
Nên giảm khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.
Việc dùng thuốc nên chia liều thành 1 – 2 lần/ngày, uống với nhiều nước sau bữa ăn.
Có thể hòa tan cốm ZINC-KID INMED trong nước đun sôi để nguội. - Không sử dụng trong trường hợp sau: (Chống chỉ định)
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. - Lưu ý khi sử dụng: (Cảnh báo và thận trọng)
Tránh dùng trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng và nôn ói cấp tính.
Nên uống cách xa các thuốc có chứa calci, sắt, đồng khoảng 2 – 3 giờ để ngăn ngừa tương tác có thể làm giảm hấp thụ của kẽm. - Tác dụng không mong muốn: (Tác dụng phụ)
Tác dụng thường gặp nhất của muối kẽm dùng theo đường uống bao gồm đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, kích thích dạ dày và viêm dạ dày.
Sử dụng kéo dài kẽm liều cao dẫn tới sự thiếu hụt đồng, gây ra thiếu máu và giảm bạch cầu. Nên theo dõi để phát hiện các dấu hiệu sớm của thiếu hụt đồng.
Chú ý: “ Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.” - Tương tác với các thuốc khác:
Bổ sung kẽm làm giảm sự hấp thu của đồng, nhóm kháng sinh tetracyclin và nhóm quinolon.
Sắt có thể làm giảm hấp thu kẽm, mặc dù sự tác động chỉ xuất hiện ở tỷ lệ sắt rất cao so với kẽm.
Z | Z1 |
---|
Sản phẩm tương tự
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
SỮA, VITAMIN, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG